Giáo án chữ cái: u,ư ( Lớp lớn)

Ở bài viết này, Nội Thất Cosy đã tổng hợp danh sách rất hay về Cách phát âm chữ ư hay nhất được tổng hợp bởi Nội Thất Cosy, đừng quên chia sẻ bài viết thú vị này nhé!

Lĩnh vực : Phát triển ngôn ngữ

Chủ đề : Nghề nghiệp

Hoạt động : Làm quen chữ cáiu, ư

Đối tượng: 5 – 6 tuổi

Thời gian: 30- 35 phút

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1, Kiến thức.

– Trẻ được làm quen với việc đọc, nhận dạng ra chữ u, ư.

– Nhận ra cấu tạo, cách phát âm, phát âm đúng chữ cái u, ư.

– Trẻ tìm được chữ cái u , ư thông qua các trò chơi: Tìm chữ; Chung sức thi tài.

2. Kỹ năng.

– Rèn luyện kĩ năng nghe và phát âm rõ ràng, mạch lạc cho trẻ

– So sánh, phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa chữ cái u, ư.

– Trẻ phối hợp tay- mắt nhanh, khéo léo để tìm bông hoa có chữ cái u, ư qua trò chơi: Tìm chữ; Chung sức thi tài.

3. Thái độ.

– Giáo dục trẻ biết yêu mến, quý trọng chú bộ đội.

II – CHUẨN BỊ.

1 – Đồ dùng.

* Đồ dùng của cô.

– Vi tính, hình ảnh: Thao trường , chú bộ đội.

– Băng nhạc: Chú bộ đội; Nhạc trò chơi; Cháu thương chú bộ đội; Làm chú bộ đội

– Que chỉ; Xắc xô.

* Đồ dùng của trẻ

– Thẻ chữ u, ư, rổ, hoa có chữ u, ư, e, ê; Bảng cài; Lọ hoa cắt dán.

– Vòng: 9 cái; Hoa cài ngực

III. Tiến hành:

Hoạt động của cô

Dự kiến của trẻ

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú:

– Chào mừng các cô đến dự giờ, các con hát một bài hát để tặng các cô bài hát.

– Cho trẻ hát, vận động theo bài hát: Chú bộ đội

– Các con vừa hát bài hát gì ?

– Bài hát nói về điều gì nhỉ?

– Cô giáo dục: Chú bộ đội bảo vệ tổ quốc, đem lại sự bình yên cho các con vui chơi, học tập. Vì vậy các con phải yêu thương, kính trọng chú bộ đội.

– Thưởng cho tổ mỗi bạn 1 rổ đồ chơi.( Lấy đồ chơi và đi về chỗ ngồi)

Hoạt động 2: Nhận biết chữ cái u, ư

a) Làm quen chữ cái u.

– Phần thưởng thứ 2. Mời các con cùng hướng mắt lên màn hình để xem nào.

– Cô cho trẻ xem hình ảnh : Chú bộ đội

– Các con có nhận xét gì về hình ảnh?

– Các con đặt tên cho hình ảnh?

– Dưới hình ảnh: Chú bộ đội còn có từ: Chú bộ đội các con đọc cùng cô nào.

(Đọc từ Chú bộ đội 2 lần)

– Cô cũng có các chữ cái được ghép lại với nhau thành từ: Chú bộ đội giống từ dưới hình ảnh.

(Từ chú bộ đội ghép bằng thẻ chữ rời )

– Cho trẻ đếm có bao nhiêu tiếng, chữ cái trong từ : Chú bộ đội.

+ Các con xem từ: Chú bộ đội có bao nhiêu tiếng và bao nhiêu chữ cái?

– Bạn nào giỏi lên tìm giúp cô chữ cái mà các con đã được học trong từ: Chú bộ đội ( gọi trẻ lên tìm)

( Chữ ô này có dấu nặng ở dưới đến lớp 1 các con sẽ được học. Hôm nay cô tạm thời gỡ dấu nặng này ra các con cùng đọc chữ ô nào)

– Bạn đã tìm được chữ cái gì? (cho cả lớp đọc cùng cô chữ ô.

– Trong từ: Chú bộ đội hôm nay cô muốn giới thiệu cho các con một chữ cái mới. Có bạn nào biết đây là chữ gì không? ( cô giơ thẻ chữ u)

– Cô phát âm chữ u: 3 lần

Xem thêm:: So sánh iPhone 7 Plus và iPhone 8 Plus: Nên mua máy cũ nào?

– Cho lớp phát âm chữ u: 3 lần

– Bạn nào cho cô biết khi phát âm chữ u con thấy thế nào?

– Cô chốt lại: Khi phát âm chữ u môi chụm lại, hơi đưa từ trong ra ngoài.

– Dùng rổ đồ chơi.

– Cho trẻ chọn thẻ chữ u cho trẻ di chữ và nhận xét cấu tạo.

– Cô cho trẻ nhận xét cấu tạo chữ cái.

– Cô nhắc lại cấu tạo chữ: Chữ u gồm: Chữ u có 1 nét móc ngược và 1 nét xổ thẳng nằm bên phải nét móc.

– Cho trẻ nhắc cùng cô cấu tạo chữ cái u.

– Cô hỏi trẻ các kiểu viết chữ u.

+ Các con cho cô biết chữ u còn có những cách viết như thế nào?

– Cô giới thiệu chữ u in hoa, viết hoa, chữ u in thường và chữ u viết thường

– Tuy các chữ cái này cấu tạo nét chữ khác nhau nhưng đều được gọi chung là chữ u.

– Cho trẻ phát âm các kiểu chữ viết.

– Cho cả lớp phát âm chữ u viết thường: 3 lần

– Tổ phát âm chữ u

– Cá nhân trẻ phát âm chữ u.

– Cho lớp phát theo yêu cầu của cô.

Xem thêm:: Cách làm nước chao chấm thịt dê chuẩn vị, đậm đà hấp dẫn

– Các con vừa cùng cô làm quen chữ cái gì?

– Cô chú ý động viên, sửa sai cho trẻ.

b) Làm quen chữ cái ư.

– Các con ạ. Chú bộ đội làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Vậy các chú phải gì?

Cùng cô các con khám phá xem hình ảnh tiếp theo là hình ảnh gì nhé. Hình ảnh gì đây các con?

– Các con có nhận xét gì về hình ảnh?

– Các con đặt tên cho hình ảnh?

– Dưới hình ảnh: Thao trường, còn có từ: Thao trường các con đọc cùng cô nào.

(Đọc từ Thao trường 2 lần)

– Cô cũng có các chữ cái được ghép lại với nhau thành từ: Thao trường giống từ dưới hình ảnh đấy.

(Từ Thao trường ghép bằng thẻ chữ rời )

– Cho trẻ đếm có bao nhiêu tiếng, chữ cái trong từ : Thao trường.

+ Các con xem từ: Thao trường có bao nhiêu tiếng và bao nhiêu chữ cái?

– Bạn nào giỏi lên tìm giúp cô chữ cái mà các con đã được học trong từ: Thao trường ( gọi trẻ lên tìm)

(Chữ ớ này có dấu huyền ở dưới đến lớp 1 các con sẽ được học. Hôm nay cô tạm thời gỡ dấu huyền này ra các con cùng đọc chữ ơ nào)

– Bạn đã tìm được chữ cái gì? ( cho cả lớp đọc cùng cô chữ a, o, ơ.)

– Trong từ: Thao trường hôm nay cô muốn giới thiệu cho các con một chữ cái mới. Có bạn nào biết đây là chữ gì không? ( cô giơ thẻ chữ ư)

– Cô phát âm chữ ư: 3 lần

– Cho lớp phát âm chữ ư: 3 lần

– Bạn nào cho cô biết khi phát âm chữ u con thấy thế nào?

– Cô chốt lại: : Khi phát âm ư, hàm dưới hơi đưa ra từ trong ra ngoài miệng hơi mở ra.

– Tìm chữ ư trong rổ.

– Cho trẻ chọn thẻ chữ ư cho trẻ di chữ và nhận xét cấu tạo.

– Cô cho trẻ nhận xét cấu tạo chữ cái.

– Cô nhắc lại cấu tạo chữ: Chữ ư gồm: Chữ ư có 1 nét móc ngược và 1 nét sổ thẳng nằm bên phải nét móc, phía trên bên phải nét sổ thẳng có 1 cái móc.

– Cho trẻ nhắc cùng cô cấu tạo chữ cái.

– Cô hỏi các kiểu viết chữ ư.

+ Các con cho cô biết chữ ư còn có những cách viết như thế nào?

– Cô giới thiệu chữ ư in hoa, viết hoa, chữ ư in thường và chữ ư viết thường

– Tuy các chữ cái này cấu tạo nét chữ khác nhau nhưng đều được gọi chung là chữ ư.

– Cho trẻ phát âm các kiểu chữ viết.

– Cho cả lớp phát âm chữ ư viết thường: 3 lần

– Tổ phát âm chữ ư

– Cá nhân trẻ phát âm chữ ư.

– Cho lớp phát âm yêu cầu của cô.

Xem thêm:: Cách làm nước chao chấm thịt dê chuẩn vị, đậm đà hấp dẫn

– Các con vừa cùng cô làm quen chữ cái gì?

c) So sánh chữ cái u, ư:

– Chữ u, chữ ư có gì giống nhau?

– Cô chốt lại: Chữ u và chữ ư đều có 2 nét một nét móc ngược và một nét sổ thẳng nằm bên phải nét móc.

– Chữ u, chữ ư có gì khác nhau?

– Cô chốt lại: Chữ u và chữ ư không có dấu móc, còn chữ ư có dấu móc.

* Trò chơi: Chữ gì biến mất.

(Chữ cái… biến mất, hỏi trẻ chữ gì biến mất)

– Củng cố lại: Các con cùng cô vừa được làm quen chữ cái u, ư qua hình ảnh, công việc của chú bộ đội. Cô mời cả lớp cùng làm chú bộ đội với cô nhé.

– Cả lớp đứng dạy vận động theo bài hát “Làm chú bộ đội”

Hoạt động 3: Trò chơi

– Thưởng đồ chơi với rổ chữ cái các con thích chơi trò chơi gì? Cách chơi như thế nào?

* Trò chơi: Tìm chữ.

– Cô củng cố luật và cách chơi: Mỗi bạn một rổ chữ cái có chữ u, ư.Khi có hiệu lệnh của cô “tìm chữ- tìm chữ” các con hỏi lại cô: chữ gì chữ gì? Khi cô nói chữ cái nào thì các cô nhanh giơ thẻ chữ cái đó. Bạn nào chọn sai thì chọn lại.

– Cho trẻ chơi

– Nhận xét mỗi lần chơi.

* Trò chơi : Chung sức thi tài.

– Để thể hiện kính trọng, yêu quý các chú bộ đội, các con giúp cô trang trí lọ hoa để tặng các chú nhân ngày 22/12 Ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam qua trò chơi: Chung sức thi tài.

– Cách chơi: Cô chia lớp mình thành ba đội thi 1 và đội số 2, đội số 3. Cô đã chuẩn bị rất nhiều bông hoa chữ u và chữ ư, e, ê, lọ hoa chưa có hoa. Khi có hiệu lệnh: Trò chơi bắt đầu bạn đứng đầu hàng của đội sẽ bật qua 3 vòng lên chọn 1 thẻ chữ u hoặc ư gắn vào lọ hoa của đội. Sau đó về chạy về cuối hàng. Bạn tiếp theo của đội tiếp tục.

– Luật chơi : Lần lượt từng bạn sẽ bật lên qua 3 vòng chọn hoa có chữ cái u, ư để gắn lên bảng. Sau đó về cuối hàng, bạn thực hiện xong thì bạn sau mới tiếp tục thực hiện tìm và gắn hoa. Nếu bạn nào bật chạm vòng sẽ không được gắn hoa. Thời gian chơi là một bản nhạc.

– Cho trẻ lên chơi.

– Cô nhận xét : Các con vừa gắn hoa có chữ gì ?

– Cô kiểm tra kết quả của 3 đội. Nhận xét tuyên dương trẻ?

* Trò chơi : Bé khéo tay

– Cho trẻ quan sát tranh có chữ u, ư

– Cô giới thiệu tranh, tìm chữ u, ư, cách tô và tô mẫu chữ u,ư in rỗng.

– Cho trẻ thực hiện (nếu còn thời gian)

Hoạt động 4. Kết thúc:

– Cô củng cố hoạt động trong tiết học: Làm quen với hình ảnh chú bộ đội, công việc, nhận dạng chữ cái u, ư. Chơi trò chơi: tìm chữ, chung sức thi tài, bé khéo tay…

– Nhận xét tiết học và giáo dục trẻ: Biết thương yêu nhau, đoàn kết chơi với nhau.

– Cho trẻ hát bài: Cháu thương chú bộ đội

– Lắng nghe

– Trẻ hát, vận động nhún nhảy…

– Bài hát: Chú bộ đội

– Bài hát nói về: Chú bộ đội và tình yêu của các bạn nhỏ dành cho các chú bộ đội

– Chú ý nghe

– Lấy đồ chơi.

– Cất đồ chơi sau lưng.

– Đặt tên cho hình ảnh: hình ảnh Chú bộ đội

-Trẻ đọc: Chú bộ đội 2 lần.

– Trẻ đọc: Chú bộ đội 2 lần.

– Trẻ đếm: 3 tiếng, 8 chữ cái.

– Trẻ tìm chữ cái: ô

– Đọc cùng cô chữ ô

– Phát âm chữ cái đã học ô

– Chữ cái u

– Lắng nghe

– Trẻ phát âm

– Chữ u môi chụm lại, hơi đưa từ trong ra ngoài.

– Tìm chữ u.

– Trẻ di chữ và nhận xét cấu tạo.

– Lắng nghe

Xem thêm:: Hướng dẫn cách làm pizza chay thơm ngon, bổ dưỡng tại nhà

– Trẻ nhắc cấu tạo chữ u

– Phát âm

– Lắng nghe

– Trẻ nói các cách viết chữ u

– Lắng nghe

– Trẻ đọc chữ u in hoa, viết hoa, chữ u in thường và chữ u viết thường

– Cả lớp phát âm

– Tổ phát âm

– Cá nhân phát âm

– Phát âm chữ cái to- nhỏ theo yêu cầu của cô.

– Trả lời: Tập võ, tập bắn súng…

– Quan sát

– Các chú đang tập bắn …

– Tập bắn sung, thao trường…

– Lắng nghe

– Hai tiếng, 10 chữ cái

– Trẻ tìm và phát âm chữ cái đã học

– Trẻ đọc chữ ư

– Phát âm ư, hàm dưới hơi đưa ra từ trong ra ngoài miệng hơi mở ra.

– Tìm chữ ư

– Di chữ cái, nhận xét cấu tạo

– Trả lời

– Lắng nghe

– Trẻ phát âm các kiểu chữ

– Cả lớp phát âm

– Tổ phát âm

– Cá nhân phát âm

– Phát âm theo yêu cầu của cô.

– Trả lời

– Lắng nghe

– Giống nhau u và chữ ư đều nét một nét móc ngược và một nét sổ thẳng

– Lắng nghe,

– Khác nhau: Chữ u và chữ ư không có dấu móc, còn chữ ư có dấu móc

– Chú ý

-Trẻ chơi

– Lắng nghe

– Vận động theo bài hát: “Làm chú bộ đội”

– Trẻ nói

– Lắng nghe luật và cách chơi

– Trẻ chơi

– Lắng nghe

– Lắng nghe

– Trẻ chơi

– Lắng nghe

– Quan sát

– Đếm kết quả.

– Lắng nghe

– Chú ý nghe

– Quan sát

-Trẻ nhắc lại hoạt động học.

– Chú ý nghe

– Trẻ hát

Recommended For You