Phòng chống bệnh truyền nhiễm lâu qua đường máu

Bài này Nội Thất Cosy sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Cách phòng bệnh truyền nhiễm lây qua đường máu hot nhất hiện nay được quan tâm nhiều nhất, đừng quên chia sẻ kiến thức rất hay qua bài viết này nhé!

Bệnh lây qua đường máu là một nhóm bệnh phổ biến (20%) trong quần thể người và động vật. Vị trí đột nhập và nơi cư trú đầu tiên của mầm bệnh là các vi mao mạch trải khắp cơ thể.

Sự truyền nhiễm mầm bệnh từ nguồn truyền nhiễm sang người lành chủ yếu thông qua côn trùng đốt hút máu.

Nhiều bệnh tồn tại dưới dạng ổ bệnh thiên nhiên như sốt mò, dịch hạch …

Dịch bệnh do côn trùng truyền bệnh có quan hệ mật thiết với nhịp độ phát triển của côn trùng và có tính địa phương như: sốt mò, xuất huyết dangue, viêm não Nhật Bản. Một số bệnh có tính chất toàn cầu: dịch hạch, viêm gan B, HIV

Dịch bệnh do côn trùng truyền thường vào mùa nóng ấm như sốt rét, dengue.

Dịch bệnh do tiêm truyền không có mùa, phụ thuộc yếu tố xã hội và chăm sóc y tế.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH HỌC

Mầm bệnh

Mầm bệnh đa dạng chia làm nhiều nhóm.

Thời gian tồn tại ở ngoại cảnh tuỳ thuộc đặc điểm của mầm bệnh và môi giới truyền bệnh.

Tên mầm bệnh

Bệnh do chúng gây ra

Yếu tố truyền nhiễm

Nhóm virus

Dengue

– Bệnh dengue cổ điển

– Bệnh xuất huyết dengue

Muỗi Aedes

Viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản

Muỗi Aedes và Culex

Virus viêm gan B

Bệnh viêm gan virus

Máu và sản phẩm từ máu, dụng cụ tiêm chích và can thiệp y tế

Virus HIV

Nhiễm HIV

Nhóm vi khuẩn

TK dịch hạch

Bệnh dịch hạch

Bọ chét X. Cheopis

Nhóm Rickettsia

R. Orientalis

Bệnh sốt mò

Mò đỏ Trombiculae

Nhóm ký sinh trùng

KST sốt rét

Xem thêm:: Top 10 địa điểm du lịch đẹp, thu hút khách tại Thái Nguyên

Bệnh sốt rét

Muỗi Anopheles

Nguồn truyền nhiễm

Người là nguồn truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sốt rét, HIV,viêm ganB

Động vật và côn trùng là nguồn truyền nhiễm và là ổ chưa mầm bệnh:

Lợn, một số gia súc, gia cầm, chim trong bệnh viêm não Nhật Bản

Chuột trong bệnh sốt mò, dịch hạch.

Côn trùng y học (mò) là nguồn truyền nhiễm trong bệnh sốt mò.

Chú ý: Bệnh lây từ động vật sang người thì động vật luôn là nguồn truyền nhiễm chủ yếu và người bệnh thực tế ít có nguy hiểm cho người xung quanh.

Cơ chế truyền nhiễm

Pha thải

Mầm bệnh ra khỏi nguồn truyền nhiễm qua đường máu làm ô nhiễm côn trùng đốt hút máu, dụng cụ y tế, các mẫu máu … rồi truyền cho người lành.

Pha ngoại môi

Mầm bệnh tồn tại ở ngoại cảnh dưới 2 dạng:

Bệnh lây qua truyền máu, tiêm chích, can thiệp y tế: Mầm bệnh tồn tại trong thời gian ngắn, không có khả năng tăng sinh về số lượng.

Bệnh lây qua côn trùng truyền bệnh: Mầm bệnh có khả năng sinh sản và tăng sinh về số lượng trong cơ thể côn trùng.

Một số ít mầm bệnh có sự biến đổi độc lực trong côn trùng.

Trong côn trùng mầm bệnh tồn tại có thể từ vài giờ đến vài tháng.

Mầm bệnh có thể được côn trùng truyền cho thế hệ sau qua trứng.

Mầm bệnh cũng có thể hoàn thành nốt vòng đời của mình trong cơ thể côn trùng trước khi vào cơ thể người.

Pha xâm nhập

Mầm bệnh vào hệ tuần hoàn của người lành theo 2 phương thức:

Côn trùng nhiễm mầm bệnh đốt hút máu người, khả năng gây bệnh phụ thuộc vào:

Số lần đốt, thời gian và vị trí đốt của côn trùng.

Mật độ và độc lực của mầm bệnh có trong dịch tiết của côn trùng.

Qua truyền máu, chế phẩm từ máu, vật nhọn, dụng cụ y tế nhiễm mầm bệnh truyền, tiêm, chích vào hệ thống tuần hoàn của cơ thể người lành; Khả năng gây bệnh phụ thuộc mức độ ô nhiễm và khả năng sống sót của mầm bệnh.

Yếu tố truyền nhiễm

Côn trùng y học đốt hút máu (truyền bệnh theo kiểu sinh học) như muỗi, mò, bọ chét, khả năng truyền bệnh phụ thuộc vào đặc tính sinh lý, sinh thái của chúng và tính nhạy cảm với hoá chất xua và diệt chúng.

Các dụng cụ y tế, vật nhọn, tiêm chích… bị nhiễm mầm bệnh.

Máu và chế phẩm từ máu bị nhiễm mầm bệnh.

Khối cảm thụ

Bệnh có tính chất địa phương theo khu vực, theo mùa.

Bệnh từ súc vật lây sang người, người có mầm bệnh đa số ít nguy hiểm cho người xung quanh, ngoại lệ một số bệnh ở thể phổi.

Tỷ lệ mắc bệnh khác nhau phụ thuộc sức cảm thụ, cơ hội lây truyền, độc lực của mầm bệnh và một số yếu tố khác.

Miễn dịch toàn thân là quan trọng, miễn dịch tại chỗ hiệu quả không cao.

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Đối với nguồn truyền nhiễm

Người

Phải phát hiện sớm dịch bệnh, chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời, triệt để.

Cách ly nguồn truyền nhiễm:

Ở khu vực riêng, nhà, phòng riêng đã dùng các biện pháp diệt côn trùng

Nằm màn (bệnh do muỗi truyền).

Dùng mọi biện pháp không cho côn trùng bám đốt.

Khử trùng các chất thải có mầm bệnh.

Động vật

Cách ly (chuồng, chăn thả) ở khu vực riêng.

Xem thêm:: Lưu ngay 9 nữ 2001 hợp màu gì hay nhất đừng bỏ lỡ

Khử khuẩn chất thải của động vật (nếu có mầm bệnh)

Tiêu diệt động vật không có giá trị, với động vật có giá trị kết hợp với thú y điều trị và xử lý chất thải nếu có mầm bệnh.

Đối với yếu tố truyền nhiễm

Với côn trùng y họC: Dùng mọi biên pháp để diệt hoặc sua đuổi chúng.

Với dụng cụ y tế kiểm tra, giám sát khử trùng triệt để theo qui định.

Đối với khối cảm thụ

Tăng cường sức đề kháng chung bằng ăn uống, ngủ nghỉ, luyện tập tốt.

Sử dụng các biện pháp chống côn trùng đốt, hút máu.

Không dùng máu và chế phẩm máu khi chưa thật cần thiết.

Không tự ý dùng hoá dược hoặc kháng sinh để dự phòng bệnh .

Dùng vacxin phòng bệnh.

Một số hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh

Tên

hoá chất

Diệt côn trùng

Thời gian

tồn l­u

Cách dùng

Ghi chú

Diazinon (Diazol)

Bọ chét, mò, ruồi, gián,

2 – 3 tháng

– Phun, rắc: 2 -3 %

– Phun tồn l­ưu: 40 – 60% liều 29mg/m2

Rất độc với đ/v

Malathion (Cythion)

Muỗi, bọ chét, mò

2 – 3 tháng

– Phun, rắc: 4 – 5%

– Phun tồn l­u:25 hoặc 86% liều 2g/m2

ít độc

với đ/v

Ferutrothion

(Sumithion)

Muỗi, ruồi, rệp, mò, bọ chét, mò

2 – 3 tháng

Phun, rắc: 2 – 3 – 5%

Xem thêm:: Không thể bỏ qua 10+ quả tầm bóp ăn được không hot nhất bạn cần biết

– Phun tồn l­u: 50%; liều 2g/m2

Độc với đ/v. ít độc thuỷ sinh

Permethrin

(Imperator)

Muỗi,

bọ chét

1 – 3 tháng

Phun tồn l­u: 10; 25; 50%; liều 0,2 – 0,5g/m2

– Tẩm màn:

+ Nguyên chất/m2 màn 0,2g

+ 50% /m2 màn 0,4ml

ít độc với đ/v, rất độc với côn trùng

Deltamethrin

Muỗi

3 – 7 tháng

Phun tồn l­u: 15mg/ m2

– Dạng bột dùng phun, dạng sữa tẩm màn

Diệt muỗi mạnh

ICON

Muỗi, bọ chét, gián, rệp, chấy, rận

1 – 9 tháng

Phun tồn l­u: gói 62,5g/8 lít n­ớc/200 m2 bình bơm đạt đ­ợc áp suất 5 – 6 kg

ít độc với đ/v, rất độc với côn trùng

KẾT LUẬN

Bệnh lây truyền qua đường máu hay xảy ra vào mùa nóng, ấm có đặc điểm:

Mầm bệnh: Đa dạng có nhiều nhóm, khả năng tồn tại ở ngoại cảnh phụ thuộc đặc điểm mầm bệnh và môi giới truyền bệnh.

Nguồn truyền nhiễm: Có thể là người hoặc động vật. Nếu bệnh từ động vật lây sang người thì người bệnh ít nguy hiểm cho người xung quanh.

Yếu tố truyền nhiễm chủ yếu là côn trùng đốt hút máu…

Khối cảm thụ: Bệnh có tính khu vực, lứa tuổi hay mắc là thanh thiếu niên

Vì vậy trong công tác phòng chống đặc biệt chú ý:

Phát hiện sớm, cách ly, điều trị, kịp thời nguồn truyền nhiễm và tiêu diệt động vật không có giá trị.

Tiêu diệt và xua đuổi côn trùng truyền bệnh.

Khử khuẩn triệt để dụng cụ y tế, kim tiêm, vật nhọn.

Dùng vacxin theo kế hoạch và chỉ định dịch tễ.

>> Để có thêm thông tin về cách phòng và điều trị bệnh, lịch tiêm phòng và các loại vaccine phòng bệnh lây truyền qua đường máu. Bạn có thể gọi số 0896 108 108 / 0899 108 108 hoặc tổng đài tư vấn sức khỏe 1900 633 902 của Health Việt Nam, các chuyên gia, bác sĩ luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí và hỗ trợ bạn.

HEALTH VIỆT NAM – Lá chắn an toàn cho sức khỏe người Việt!

Recommended For You